Chữa bệnh sùi mào gà ở phòng khám Trung Quốc bị "chém" 37 triệu đồng
Đăng ngày 12/11/2015 13:52
- Suýt phải ngồi xe lăn, nhà biên kịch khỏi bệnh viêm đa khớp nặng nhờ Khí công Himalaya
- Kỳ lạ người bắt mạch ra nhiều bệnh mà Tây y chưa chẩn đoán được
- Giả mạo bác sĩ cho đàn em đến bệnh viện đón bệnh nhân về “phòng khám” chặt chém
- Bàng hoàng thiếu nữ tử vong sau khi tiêm 3 mũi phá thai tại phòng khám tư
Đến phòng khám điều trị bệnh sùi mào gà tái phát, tổng số tiền chị D. phải trả lên đến 37 triệu đồng để chi trả cho cách chữa bệnh quái dị "cấy bệnh phẩm lên tay". Chị còn được chữa "khuyến mại" viêm lộ tuyến mà không hề hay biết.
Dùng đủ chiêu thức “vòi” tiền
Mới đây, nữ bệnh nhân N.T.N.D (25 tuổi, ngụ Đà Lạt) kêu cứu báo chí sau khi đến khám chữa bệnh tại Phòng khám đa khoa Hồng Bàng (877-879 Hồng Bàng, Q.6, TP.HCM). Chị D. trình bày, chị bị bệnh sùi mào gà, đã từng điều trị tại Đà Lạt nhưng bệnh tái phát.
Ngày 27/10, chị tìm đến Phòng khám đa khoa Hồng Bàng để điều trị bệnh. Chị thấy an tâm bởi theo những gì đăng tải trên website của phòng khám thì đây được ví như một bệnh viện thu nhỏ với nhiều chuyên khoa.
Phòng khám đa khoa Hồng Bàng, nơi chặt chém của chị D. 37 triệu đồng cho một ngày khám chữa bệnh
Chị D. được một nữ bác sĩ người Trung Quốc tên là Chen Shi Gui thăm khám. Thông qua phiên dịch, vị bác sĩ cho biết, chị D. bị sùi mào gà tái phát và phải đóng ngay 6,65 triệu để tiểu phẫu và điều trị. Có hai phương án điều trị là 14,8 triệu hoặc 15,8 triệu. Chị đồng ý chọn phương án trả tiền đắt hơn với hi vọng được chữa trị dứt điểm.
Bác sỹ cho biết, chị D. sẽ được điều trị bằng cách đốt sùi mào gà rồi lấy mẫu bệnh phẩm đó cấy lên tay. Tiếp đó, chị sẽ được chích thuốc, truyền dịch để kháng lại vi rút mào gà và như thế bệnh sẽ hết.
Cơ quan chức năng từng kiểm tra nhiều phòng khám có bác sĩ Trung Quốc
Đốt sùi mào gà xong, chị D. được nhân viên phòng khám yêu cầu đi soi hậu môn. Sau đó, chị được thông báo là bị trĩ ngoại, nếu không cắt sẽ lây nhiễm bệnh. Chị D. tiếp tục móc hầu bao gần 9 triệu đồng để được cắt trĩ. Rồi nhân viên lại nói chị bị cả trĩ nội, cần làm luôn nên chị D. móc thêm gần 5 triệu đồng để đóng cho phòng khám. Đến lúc này, tất cả số tiền chị D. phải đóng đã là 37 triệu đồng.
Chị D. nghĩ rằng việc điều trị như vậy là ổn, chỉ cần lấy thuốc về uống là xong. Nào ngờ sáng hôm sau, ngày 28/10, chị D. quay lại tái khám thì vị bác sĩ Trung Quốc thông báo là chị phải ở lại điều trị thêm vài ngày nữa. Tiền thuốc có hai lựa chọn là 3,8 triệu hoặc 4,8 triệu cho một ngày.
Tá hỏa trước cảnh bị vòi tiền liên tục, chị D. cho biết không muốn điều trị nữa và ngỏ ý xin toa thuốc về uống. Vị nữ bác sĩ Trung Quốc nói rằng nếu chị không điều trị tiếp thì sẽ không hết bệnh và họ không chịu trách nhiệm. Toa thuốc thì họ dùng dằng, mãi sau mới đưa cho chị D. nhưng vẫn thêm một câu là thuốc này bên ngoài không có, các bệnh viện cũng không bán.
Tá hỏa trước cảnh bị vòi tiền liên tục, chị D. cho biết không muốn điều trị nữa và ngỏ ý xin toa thuốc về uống. Vị nữ bác sĩ Trung Quốc nói rằng nếu chị không điều trị tiếp thì sẽ không hết bệnh và họ không chịu trách nhiệm. Toa thuốc thì họ dùng dằng, mãi sau mới đưa cho chị D. nhưng vẫn thêm một câu là thuốc này bên ngoài không có, các bệnh viện cũng không bán.
Và phát hiện nhiều sai phạm ở các phòng khám này
Điều khiến chị D. bức xúc là nhân viên phòng khám nói rằng đã điều trị cho chị cả bệnh viêm lộ tuyến, trong khi chưa hề hỏi ý kiến của chị. Chị thắc mắc thì được trả lời là “bác sỹ đã làm luôn rồi”. Chị D. còn rất lo lắng, hoảng sợ khi các bác sĩ trong nước tư vấn, không có cách chữa bệnh sùi mào gà nào kì quái như kiểu vị bác sĩ Trung Quốc kia áp dụng cho chị.
Chị D. với cánh tay bị bác sĩ Trung Quốc cấy bệnh phẩm để "điều trị sùi mào gà"
Theo bác sĩ Phan Hồng Hải – nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu TP.HCM, sùi mào gà là bệnh do human papillomavirus (HPV, một loại virút gây u nhú ở người) gây ra. Bệnh này điều trị được nhưng dễ tái phát.
Bác sĩ Hải nói ông chưa bao giờ nghe nói đến việc chữa sùi mào gà bằng việc lấy bệnh phẩm từ cơ quan sinh dục bệnh nhân đem cấy lên tay như bác sĩ người Trung Quốc đã chữa cho chị D. nói trên.
Chị D. với cánh tay bị bác sĩ Trung Quốc cấy bệnh phẩm để "điều trị sùi mào gà"
“Cách điều trị này làm lây thêm bệnh, tạo điều kiện cho virút HPV nhân lên và lan tràn thêm” – bác sĩ Hải nhận định.
Theo bác sĩ Hải, có nhiều cách điều trị sùi mào gà nhưng chỉ có thuốc Podophyllin của nước Thái lan là duy nhất khỏi bệnh Sùi mào gà.
Vào tháng 4 vừa qua, một nữ bệnh nhân gần 50 tuổi cũng trở thành nạn nhân của một phòng khám Trung Quốc. Cụ thể, bệnh nhân này mang thai đã lớn, các bệnh viện nói rằng không thể phá bỏ. Nữ bệnh nhân tìm đến phòng khám đa khoa Quốc tế (Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1) thì được một bác sỹ Trung Quốc thông báo là vẫn phá được thai. Kết quả là suýt nữa bệnh nhân này phải bỏ mạng nếu không được đưa qua cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Từ Dũ gần đó.
Nhức nhối phòng khám có bác sĩ Trung Quốc
Cách đây chừng 5 năm trước, các phòng khám mang những cái tên rất “kêu” như phòng khám đa khoa Trung Quốc, Trung Hoa, Trung Nam… nở rộ. Nhiều người cảm thấy tin tưởng những vị bác sĩ ngoại đến từ Trung Hoa – nơi có nền y học lâu đời. Thế nhưng qua nhiều sự cố nghiêm trọng, một số phòng khám kiểu này đóng cửa. Sau đó lại mọc lên những phòng khám mới, thực chất chỉ là “bình mới rượu cũ”.
Những quảng cáo rất "kêu" khiến người bệnh bị lừa của Phòng khám Đa khoa Hồng Bàng
Những phòng khám này chỉ quảng bá chung chung là chữa nhiều chuyên khoa (đa số là bệnh phụ khoa, phá thai, hôi nách, chữa liệt dương yếu sinh lý). Thay vì quảng bá trực tiếp là phòng khám có bác sĩ Trung Quốc thì các phòng khám này lại quảng bá là có bác sĩ ngoại và các bác sĩ tên tuổi đến từ Bệnh viện Từ Dũ, Chợ Rẫy, Y dược…
Người dân tìm đến những phòng khám này mong muốn có được dịch vụ y tế tư thuận tiện, được chăm sóc tận tình, không phải đợi chờ như hệ thống y tế công. Số khác thì tìm đến các phòng khám này để điều trị bệnh khó nói. Thế nhưng kết quả họ nhận được đều là tiền mất tật mang.
Nhiều lần bị xử lý nhưng nhiều phòng khám vẫn sai phạm và tiếp tục hoạt động
Phòng khám đa khoa Quốc tế vẫn hoạt động liên tục ngay sau khi suýt làm chết sản phụ. Một số phòng khám khác vướng phải lùm xùm như chặt chém, chữa bệnh gây hậu quả nghiêm trọng nhưng cũng vẫn vô tư tồn tại. Điều này khiến dư luận thắc mắc là liệu có sự bao che, “bảo kê” nào từ phía cơ quan chức năng hay không?
Phòng khám đa khoa Quốc tế vẫn hoạt động sau khi suýt làm chết sản phụ
“Đại dịch” phòng khám Trung Quốc vẫn còn, trước khi cơ quan chức năng vào cuộc thì có lẽ người dân cần nâng cao ý thức, tìm đến cơ sở y tế có uy tín để chữa bệnh. Đừng để những quảng bá hào nhoáng, sang trọng của các phòng khám này đánh lừa.
Bảo Ân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét